15/03/2025
MỘT ĐỜI LAO ĐỘNG TẬN TỤY VÀ SÁNG TẠO
Nhiều thế hệ học sinh, sinh viên đầy lòng biết ơn sẽ chúc mừng giáo sư Lê Đình Kỵ nhân 75 năm sinh. Trong kháng chiến chống Pháp, anh Lê Đình Kỵ đã dạy văn tại trường trung học Lê Khiết ở liên khu V. Hòa bình được lập lại năm 1954, anh là giáo sư khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ khi đất nước. giành được độc lập và thống nhất, anh lại được chuyển về quê hương. miền Nam, tiếp tục giảng dạy văn học tại khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Anh đã nghỉ hưu mấy năm nay, nhưng vẫn tiếp tục cộng tác với các trường đại học để giảng dạy các chuyên đề, hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Cả một đời tận tụy với nghề thầy giáo, với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, anh thật xứng đáng với lòng quý trọng, tin cậy của học trò và đồng nghiệp, xứng đáng với chức vụ khoa học : giáo sư và danh hiệu: Nhà giáo nhân dân do Nhà nước phong tặng. Song song với việc giảng dạy văn học, hơn 40 năm qua, anh
Lê Đình Kỵ đã dành nhiều tâm sức cho nghiên cứu, phê bình văn học. Những tác phẩm chính của anh là : Đường vào thơ (1969), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực (1970), Sáng mắt sáng lòng (1978), Thơ Tố
Hữu (1979), Tìm hiểu văn học (1984), Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mi-ngụy (1988), Thơ với Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên (1988), Thơ mở những bước thăng trầm (1988), Trên đường văn học (Tập I và II, 1995). Với tư cách là nhà nghiên cứu văn học, anh Lê Đình Kỵ có những đóng góp có giá trị cả về lí luận văn học, phê bình văn học và văn học sử. Anh là người tham gia khá sớm việc giới thiệu lí luận văn học mác xít một cách có hệ thống và có sức thuyết phục qua các giáo trình Cơ sở lí luận văn học dùng ở các khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội từ những năm sáu mươi, cũng như qua việc vận dụng lí luận vào công tác nghiên cứu phê bình văn học, Anh Lê Đình Kỵ chuyên hơn về thơ Việt Nam. Bắt đầu, anh xuất hiện như một cây bút phê bình thơ đương đại, với những bài viết về các tập thơ vừa ra mắt bạn đọc của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận. Về sau, anh vẫn có viết những bài phê bình về các nhà thơ trẻ, về tình hình và quá trình đổi mới thơ. Nhưng do ảnh hưởng của công tác giảng dạy, do ngày càng được chuẩn bị tốt hơn về ti luận và lịch sử văn học, do ý thức về sở trường của mình, cùng với thời gian, Lê Đình Kỵ tập trung hơn vào lĩnh vực nghiên cứu văn học, nghiên cứu thơ. Anh nghiên cứu, đánh giá lại "thơ mới", phân tích sáng tác của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, nghiên cứu quá trình sáng tác của Tố Hữu, và từ thơ hiện đại chuyển sang nghiên cứu các nhà thơ cổ điển lớn của dân tộc như Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du. Lê Đình Kỵ quan tâm đến nhiều đối tượng, cả văn học hiện đại, cổ điển và dân gian, nhưng có lẽ những trang hay nhất của anh, tiêu biểu nhất cho tài năng văn học của anh là những trang viết về "thơ mới", về Chế Lan Viên, nhất là về Truyện Kiều và Nguyễn Du. Đây là những giá trị hiển nhiên và được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Nhưng với hiểu biết rộng rãi và chắc chắn về lịch sử văn học Việt Nam, kết hợp với một năng lực cảm nhận, phê bình tinh tế và cách tiếp cận các vấn đề văn học có tính lí luận, có tính quan niệm, Lê Đình Kỵ đã có tiếng nói mới về những hiện tượng văn học quen thuộc. Công trình của anh về Truyện Kiều hoàn thành năm 1970 và những bài viết của anh về Văn chiêu hồn, về thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những đóng góp xuất sắc vào nghiên cứu văn học cổ điển Việt Nam.
Quan tâm đến cả nội dung và hình thức, cả phương diện tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ, cả giá trị nhân văn và thẩm mĩ của văn học, nhưng cũng giống như nhiều nhà nghiên cứu cùng thế hệ, Lê Đình Kỵ có thiên hướng và cũng có sở trường hơn về phân tích nội dung ý thức xã hội của văn học. Nhưng đây là nội dung gắn liền với hình thức, được biểu hiện qua ngôn từ, vần nhịp, giọng điệu, kết cấu, nội dung mang chất nhân bản, nhân văn, thể hiện một cách sinh động, đặc sắc cuộc sống và làm hôn của người nghệ sĩ Lê Đình Kỵ hầu như chỉ viết về những gì mình thích, chỉ nói về cái hay, cái đẹp của thơ, của văn chương. Văn phong của anh biểu đạt cách cảm nghĩ của anh, tâm hồn của anh, sáng sủa, khúc chiết, đồng thời cũng rất uyển chuyển, biến hóa, có duyên. Đọc Lê Đình Kỵ, lắm khi người ta bị lôi cuốn không chỉ bởi nội dung, mà còn bởi cách trình bày, bởi những ý, những chi tiết thú vị, bởi văn của người viết. Với sự nhạy cảm và tinh tường quý hiếm ở một nhà nghiên cứu, anh Lê Đình Kỵ thật sự là một người đồng sáng tạo trong tìm hiểu các giá trị thi ca, các giá trị văn chương, mà anh đã dành nhiều thời gian để suy ngẫm, chiêm nghiệm, phát hiện ra những vẻ đẹp mới và giới thiệu với mọi người một cách hứng thú và xúc động. Trong giảng dạy cũng như trong nghiên cứu văn học, anh Lê Đình Kỵ là người có trách nhiệm cao và có chủ kiến rõ ràng. Nhưng vốn là người hiền lành, độ lượng, anh thích nói về những biểu hiện tích cực của cuộc sống, biết lắng nghe và chờ đợi, khơi dậy tính chủ động và sáng kiến của học trò, động viên những thành công bước đầu của những cây bút trẻ. Đương nhiên, có thể có một thái độ khác,
một cách ứng xử khác trong cuộc sống, trong quan hệ với người đời, mạnh mẽ hơn, dứt khoát hơn, thậm chí quyết liệt hơn. Nhưng kinh nghiệm cho thấy là trong những lĩnh vực phức tạp và tế nhị như
công tác đào tạo, như hoạt động văn học thì cách tiếp cận của anh Lê Đình Kỵ, cách nghĩ và cách viết của anh thường tỏ ra hợp tinh hợp lí hơn, có hiệu quả hơn.
Hiện cuốn sách đang được trưng bày tại Thư viện xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.
Ban biên tập