Thơ Văn Lý - Trần Tập 1

15/03/2025

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202503\Images/z6401439856448-657e75369cf6f6c997b0b44c2d48c1c1-20250315104036-e.jpg


Mẫy chữ Thơ Văn Lý Trần dùng làm đầu đề cho bộ sách này chắc có. thể gây nên một sự lầm lẫn. Bạn đọc mới nhìn qua những chữ không có gì thiểu sáng rõ ấy, dễ thường đều muốn rút ra một ý nghĩa xác định: đây là thơ văn của hai triều Lý và Tràn. Sự thực, không hoàn toàn như vậy. Khi sử dụng danh từ Lý - Trần, các soạn giả chỉ có ý đưa ra hai cái lên quen thuộc, nhằm mệnh danh cho một giai đoạn đặc sắc trong lịch sử dân tộc, một giai đoạn dài gần năm thế kỷ mà đặc diểm tiêu biểu là đấu tranh để xây dựng một quốc gia độc lập và chiến thắng oanh liệt kẻ thù ngoại xâm. Đó là chặng đường bắt đầu từ Ngô Quyền dựng nước (938) cho đến sát trước khi Lê Lợi kháng chiến chống Minh (1418). Có thể nói đó cũng là chặng đường hoàn chỉnh đầu tiên của nền văn học viết Việt-nam, với thành tựu tổng hợp của sáu triều đại: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ. Đó là một thời kỳ văn học phong phú, với không ít vấn đề cùng được đặt ra, có ý nghĩa xây nền đắp móng cho văn học dân tộc. Dĩ nhiên, nổi bật hơn cả trong sáu
triều đại vẫn là Lý và Trần, hai cái mốc lịch sử bao trùm, nơi tập trung thành tựu của cả thời đại về nhiều phương diện. Khối lượng tác phẩm văn học đời Lý và đời Trần còn giữ lại được đến nay quả cũng chiếm một số lượng lớn. Nhưng kẻ ra, đối với bạn đọc rộng rãi ngày nay, khái niệm văn học Lý–Trần hiểu như trên vẫn là một khái niệm ít nhiều còn xa lạ. Bởi lẽ, chưa ai nắm được gì nhiều về sáng tác của thời đại này. Các tác phẩm thơ văn Lý – Trần ước có được bao nhiêu tất cả ? Bao nhiêu tác phẩm hiện
đang còn và bao nhiêu tác phẩm đã mất đi? Và trong số còn lại thì có những gì đáng gọi là quý giá ngoài một bài Chiếu dời đô, một bài thơ Nam quốc sơn hà, một bài Hịch tướng sĩ mà hầu như người nào cũng đã thuộc lòng từ hồi còn trên ghế nhà trường? v.v... Quả là những vấn đề không thể giải đáp một cách đơn giản và giải đáp một lần là xong.
Hơn mười năm qua, kể từ sau ngày thành lập, Viện Văn học đã đề ỷ tìm hiểu văn học của thời đại Lý. Trần. Năm 1960, Tô Hán Nôm của Viện được giao nhiệm vụ sưu tập và phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ đời Hồ trở về trước, trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài liệu bi ký còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc. Các đồng chi Nguyễn Đức Vân, Đảo Phương Bình, cán bộ trong tỏ, đã trực tiếp tiến hành công việc đó. Nhờ nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, lại có sự giúp đỡ tận tình của những anh em khác trong tổ, nên công việc đã tiến hành tương đối thuận lợi; mỗi năm, khối lượng thơ văn tập hợp được một phong phú dần.

Đến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc phiên dịch bước đầu đã hoàn thành. Nhưng cũng vào thời gian đó, giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại trên miền Bắc. Các thư viện lớn đều đi sơ tán. Bộ phận Hán học của Viện lúc này lập trung vào nhiệm vụ đào tạo một lớp cán bộ Hán học trẻ tuổi. Công tác biên soạn đành tạm thời gác lại. Phải đến cuối năm 1968, vấn đề thơ văn Lý – Trần mới lại được tiếp tục đề ra. Do yêu cầu mới của công tác nghiên cứu, lúc bấy giờ, Viện nhận thấy cần đặt lại một cách hệ thống và toàn diện hơn việc khai thác di sản văn học Lý – Trần, tiếp tục tìm tòi bổ sung những nguồn tài liệu mới, cũng như đối chiếu, tra cứu lại tất cả những văn bản trước đây đã tuyển lựa. Có thể mới hy vọng cung cấp cho bạn đọc một tập tài liệu không đến nỗi quá tản mạn, nghèo nàn.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202503\Images/z6401440058520-4336bc8e10aa51cbe07ad07dacf0f9cb-1-20250315104037-e.jpg


Từ yêu cầu nói trên, trong khoảng 1960 – 1970, hai nhóm biên soạn thơ văn Lý – Trần đã được thành lập. Nhóm I gồm các đồng chí Nguyễn Huệ Chi (nhóm trưởng), Đỗ Văn Hộ, Trần Thị Băng Thanh, Hoàng
Lê, Phạm Tủ Châu, Ngô Thể Long, Nguyễn Văn Phái. Nhóm II gồm các đồng chí Trần Nghĩa (nhóm trưởng), Trần Lê Sáng, Tiên Sơn, Phạm Đức Duật, Đào Thái Tôn. Cả hai nhóm đã kế thừa bản thảo của các vị túc nho làm từ trước, khảo đính lại văn bản và phiên dịch tiếp những phần chưa dịch, đồng thời di về các địa phương còn khả năng lưu trữ tài liệu Lý – Trần đề tìm kiếm; nhỏ đó đã kịp thời phát hiện được một số trường hợp sai dị hoặc lầm lẫn về tác giả, tác phẩm vốn bắt nguồn trong các sách vở cũ, cũng như đã tìm thêm được ít nhiều văn bia, thư tin, thơ, phủ có giá trị nằm lẫn lộn đó đây, chưa kịp sao chép, sưu tầm. Và cũng do vậy, bản thảo bộ sách lại phải kéo dài thêm một thời gian, cho đến hếtnăm 1974 mới tạm gọi là xong. Toàn bộ khối lượng thơ văn Lý – Trần trình bày trong bộ sách này chia làm 3 tập, sắp xếp theo thời gian lịch sử:
Tập I : từ Ngô Quyền dựng nước (938) đến hết nhà Lý (1225),
Tập II: Từ mở đầu nhà Trần (1225) cho đến đầu đời Trần Dụ
Tông (1941) (1).
Tập III: từ khoảng 1341 đến khởi nghĩa chống Minh của Bình Định Vương (1418).
Về việc phân công biên soạn thì Nhóm I phụ trách Tập I và Tập II;
Nhóm II phụ trách Tập III. Lời giới thiệu đầu sách do giáo sư Đặng Thai Mai viết, và phần Khảo luận văn bản do đồng chí Nguyễn Huệ Chi đảm nhiệm.
Ngoài ra, các soạn giả có chọn đem vào đầu Tập I một số bài tựa của một số nhà làm tuyển tập nổi tiếng trong lịch sử: Phan Phu Tiên, Lý Tử Tấn, Hoàng Đức Lương, Lê Quý Đôn v.v... để bạn đọc có dịp hiểu thêm ý kiến của người xưa về việc sưu tập thơ văn Lý – Trần. Và trong việc dịch. Chúng tôi tạm lấy năm lên ngôi của Trần Du Tổng để làm mốc thời gian kết thúc tập II. Mốc này cũng có thể lùi lại đến 1944, năm Ngô Bệ khởi nghĩa.

Cuốn sách hiện đang được trưng bày tại Thư viện Đại học Hồng Đức, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

                                                                                                                                 Ban biên tập

 

Tin nổi bật

Nổi bật

TIN LIÊN QUAN