15/03/2025
Với bất kỳ một nền văn học nào, một quốc gia, dân tộc nào, văn học dân gian cũng là công trình sáng tạo để đời. Những sáng tạo đó không chỉ mang ý nghĩa vùng miền, ý nghĩa địa phương, khu vực, ý nghĩa quốc gia. Khi đã đạt đến một chuẩn mực giá trị nào đó và trong một điều kiện giao lưu văn hóa - lịch sử nào đó, văn học dân gian như được chấp cánh, vượt qua biên giới thời gian và không gian, tự mở rộng các giới hạn để hướng tới một giá trị phổ quát hơn - giá trị toàn nhân loại.
Trong khi thế giới hiện đại với những tri thức khoa học tiên tiến, với trình độ văn minh kỹ thuật cao, đang nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá những quy luật tự nhiên, những bí ẩn của vũ trụ, lý giải các hiện tượng. để chung sống và chinh phục nó thì từ một phía khác, thế giới hiện đại cũng đang nỗ lực tìm về với thế giới đã qua, với quá khứ và lịch sử hình thành nhân loại để phát hiện những giá trị mới, kiếm tìm những nguồn năng lượng tinh thần mới, những cơ sở triết lý mới cho sự phát triển. Trong nỗ lực đó, có nỗ lực chiếm lĩnh, khám phá kho tàng văn học dân gian. Chính ở đây, người ta phát hiện lại về khả năng sáng tạo của con người, về lịch trình phát triển nhiều mặt của thế giới, về tri thức và trí tuệ nhân loại, đặc biệt là về những giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất tiềm chứa trong mỗi câu ca điệu hát, mỗi câu chuyện cổ. Từ lâu, người ta đã nhận thức được giá trị nhiều mặt của văn học dân gian và dễ dàng đi đến thống nhất ở quan điểm xem văn học dân gian là một thành tố quan trọng cấu tạo văn hóa, là một phức hợp giá trị văn hóa - văn học - lịch sử - triết học – ngôn ngữ - tôn giáo - đạo đức... của mỗi dân tộc. Có lẽ vì vậy mà văn học dân gian không chỉ là đối tượng của nghiên cứu văn học. Nó đồng thời còn là đối tượng của các bộ môn : văn hóa học, sử học, dân tộc học, triết học, đạo đức học, ngôn ngữ học, tôn giáo học, âm nhạc học, vũ đạo học, v.v... Từ một thực thể văn học dân gian, mỗi nhà khoa học ở những lĩnh vực khác nhau có thể nhận thấy dân gian nước ngoài cũng được xuất bản nhằm giới thiệu những tinh hoa của văn hóa, văn học dân gian các nước, trên cơ sở đó mà đối chiếu, so sánh để hiểu thêm về mình và hiểu thêm về người trong quá trình giao lưu, hội nhập. Lực lượng sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian của nước ta trong nhiều năm qua đã mở rộng, phát triển và đạt trình độ chuyên
môn cao. Lực lượng đó không chỉ tập trung ở các Viện, các Trường, các cơ sở nghiên cứu ở Trung ương mà còn mở ra đến các tỉnh, thành, các địa phương và các cá nhân yêu thích văn học dân gian. Vì vậy, số lượng tác phẩmvăn học dân gian được sưu tầm và công bố trong nhiều năm qua, có thể nói là rất lớn.
Tuy vậy, do lực lượng điều tra nghiên cứu phân tán, kế hoạch điều tra nghiên cứu không tập trung cho nên trong số các tác phẩm văn học dân gian được công bố không tránh khỏi tình trạng trùng
chéo, thiếu nhất quán, tiêu chí sắp xếp và phân loại ở một vài cuốn sách tỏ ra thiếu đồng bộ v.v... Những bộ sách thể hiện rõ công phu sưu tầm, nghiên cứu kỹ lưỡng, có hệ thống và có cơ sở khoa học như Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của giáo sư Nguyễn Đổng Chi, Tục ngữ – ca dao – dân ca Việt Nam.
Ngọc Phan... chưa nhiều. của học giả Vũ Những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng và tra cứu, người ta thường hướng tới việc làm các bộ sách Tuyển tập, Tổng tập như Tuyển tập về các tác giả, các giai đoạn, các thể loại văn học hoặc Tổng tập văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến 1945 (gồm 37 tập, 53 quyển của Nhà xuất bản Khoa học xã hội), v.v...
Bộ Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam này hình thành do nhu cầu đó và trong hoàn cảnh đó. Có thể xem đây là bước khởi đầu để tiến tới một bộ Tổng tập văn học dân gian tương xứng với Tổng tập văn học viết, trước hết đáp ứng kịp thời các nhu cầu học tập và giảng dạy trong nhà trường TH Thuận lợi lớn nhất mà những người làm sách có được là sự phong phú, nhiều chủng loại sách về văn học dân gian được xuất bản trong những năm vừa qua. Đó là những chỗ dựa tin cậy về mặt khoa học và là một điều kiện tốt để thực hiện việc tuyển chọn.
Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam được cấu tạo thành 5 tập, 7 quyển. Trong đó : Vì vậy, trong Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam lần này, giữa phần Truyện cổ và Truyền thuyết cũng không hoàn toàn tránh khỏi hiện tượng trên.
Về phần Tục ngữ Ca dao, vì điều kiện sưu tầm, biên soạn và dịch ra tiếng phổ thông chưa đồng đều ở 54 dân tộc, nên với điều kiện cho phép, Nhóm biên soạn chỉ tuyển chọn, tập hợp tục ngữ, ca dao của người Việt (Kinh). Tuy nhiên, do văn học dân gian là một thực thể phong phú và không ít những vấn đề phức tạp, nhất là trong điều kiện mỗi người có thể có những cách thức tiếp cận, những quan điểm sắp xếp, phân loại và đánh giá khác nhau nên những cách thức được áp dụng ở bộ sách này, chúng tôi chưa dám coi là duy nhất và hoàn hảo. Những ưu điểm có được ở bộ sách này là sự kế tục, thừa hưởng thành quả của người đi trước. Riêng phần xuất xứ của các tác phẩm được tuyển chọn, do tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nên để thống nhất về mặt quy cách, ở mỗi tập chúng tôi chỉ dẫn bảng danh mục tài liệu tuyển chọn mà không ghi xuất xứ của từng truyện (xem Tài liệu tuyển chọn). Nhân dịp bộ Tuyển tập ra mắt bạn đọc, Viện Văn học và nhóm tác giả tuyển chọn xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những học giả tiền phong, những nhà khảo cứu bậc thầy và các thế hệ đi trước đã cho chúng tôi cơ hội tham khảo những thành quả sưu tầm, nghiên cứu để trên cơ sở đó, tuyển chọn thành bộ Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam này ; xin trân trọng cám ơn các cán bộ và biên tập viên Nhà xuất bản Giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của bộ sách. Do tính chất phức tạp của công việc, nên chắc chắn, bộ Tuyển tập không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến của bạn đọc xa gần.
Hiện cuốn sách đang được trưng bày tại Thư viện Đại học Hồng Đức xin giới thiệu cùng bạn đọc gần xa./.
Ban biên tập