20/02/2025
Ca dao của người Việt hết sức phong phú và có giá trị. Đã có nhiều cuốn sách ghi chép khối lượng thơ ca dân gian này. Kế thừa và phát triển những thành tựu ấy, nhóm biên soạn chúng tôi bước đầu tập hợp khối lượng ca đạo trong các sách sưu tầm vào một công trình nhằm giới thiệu chung về cadao cổ truyền người Việt. Để phản ánh được nhiều mặt giá trị của ca dao, để giúp ích bạn đọc ở nhiều ngành chuyên môn theo nhiều yêu cầu, so với các sách biên soạn trước đây, công trình này có những cố gắng mới trong việc thu thập tư liệu và trong phương pháp biên soạn.
Trong sách này, khối lượng tự liệu tương đương với số tư liệu về dân ca, ca dao của tất cả 37 cuốn sách (gồm 46 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỉ XVIII đến năm 1975. Tất cả có 11.825 đơn vị.
Nội dung sách gồm có:
1. Kho tàng ca dao người Việt sắp xếp theo trật tự
chữ cái của tiếng đầu
2. Bảng tra cứu ca dao theo chủ đề
3. Mười tác phẩm ca đao qua sự cảm thụ, phân tích, tranh luận theo dòng thời gian.
4. Ý kiến của một số nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị, nhà nghiên cứu về ca dao, dân ca.
5. Thư mục về các tài liệu sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu ca dao, dân ca người Việt.
Với những nội dung trên, Kho tàng ca dao người Việt trước hết có thể phục vụ bạn đọc rộng rãi trong việc thưởng thức, tìm hiểu thơ ca dân gian; nhưng sách này chủ yếu là sách công cụ, là nơi cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu. Nói chung, chúng tôi không đưa ra những kết luận, những nhận định mà chỉ trình bày những số liệu thống kê, những kết quả so sánh, chỉ đối chiếu các văn bản...Các tư liệu đó, tự nó dẫn đến những suy nghĩ, gợi ra những kết luận trong việc nghiên cứu tìm hiểu thơ ca dân gian.
Chẳng hạn, ở hệ thống sắp xếp ca dao theo trật tự chữ cái, qua các tên sách sưu tầm, người đọc sẽ thấy tính chất phổ biến (số lần xuất hiện) của từng lời; qua việc trình bày bản chính và các bản khác, người đọc sẽ thấy rõ tính dị bản của ca dao; qua việc xác định thời điểm của sách sưu tầm, người đọc sẽ biết từng lời ca dao cụ thể đã được ghi lại sớm nhất từ năm nào, v...
Kho tàng ca dao người Việt được tiến hành biên soạn từ năm 1974 đến cuối năm 1994. Trong quá trình làm việc, Nhóm công trình đã lần lượt nhận được sự bảo trợ của Viện Văn học và Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian, đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều vị (có người đến nay đã qua cô): Nhà thơ Hoàng Trung Thông, nguyên Viện trưởng Viện Văn học; Nhà nghiên cứu Hồ Tuấn Niêm, nguyên Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu Văn hóa dân gian (tiền thân của Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian hiện
nay).
Đây là một công trình tập thể, do Phó tiến sĩ Nguyễn Xuân Kính và Phó giáo sư Tiến sĩ Phan Đăng Nhật chịu trách nhiệm đồng chủ biên. Sách này được tổ chức biên soạn trong hai khoảng thời gian:
1)Từ năm 1974 đến cuối năm 1980, các soạn giả Phan Đăng Nhật, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Tài (đã mất năm 1991) tiến hành thu thập tài liệu, ghi phiếu tư liệu, chỉnh lí các phiếu này và biên soạn phần Kho tàng ca dao người Việt sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiếng đầu. Trong thời gian này, có sự cộng tác của bà Vũ Tổ Hảo. Trong năm 1981 phần bản thảo này đã được Ban văn hóa dân gian tổ chức nghiệm thu. Sau khi có sự thẩm định của các vị Đinh Gia Khánh, Kiều Thu Hoạch, và Nguyễn Vĩnh Long, phần bản thảo này được lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian.
2) Trong năm 1993, các soạn giả Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang hoàn chỉnh thêm phần Kho tàng ca dao người Việt sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiếng đầu. Cụ thể là Nghiên cứu viên Nguyễn Thúy Loan trên cơ sở tham khảo những bản dịch, bản phiên âm hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Văn học, tiến hành phiên âm hàng nghìn phiếu tự liệu từ 12 cuốn sách Hán Nôm có nội dung sưu tầm, biên soạn ca dao;
Phó tiến sĩ Nguyễn Xuân Kính và Cử nhân văn khoa Đặng Diệu Trang thay các yếu tố xuất xứ cũ của những tư liệu Hán Nôm bằng các yếu tố xuất xứ mới và tiếp tục xử lí vấn đề lời và bản khác, vấn đề xem thêm giữa những lời có một số dòng giống nhau.Trong các năm 1993, 1994 các soạn giả Nguyễn Xuân Kinh, Nguyễn Thủy Loan, Đặng Diệu Trang biên soạn các phần còn lại: Bảng tra cứu ca dao theo chủ đề; Mười tác phẩm ca dao qua sự cảm thụ, phân tích, tranh luận theo dòng thời gian; Ý kiến của một số nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị, nhà nghiên cứu về ca dao, dân ca; Thư mục về các tài liệu sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu ca dao, dân ca của người Việt.
Ngoài ra, Phó tiến sĩ Nguyễn Xuân Kính viết Lời nói đầu, Phạm vi sưu tập và qui cách biên soạn, các Lời dẫn của các hệ thống biên soạn; Phó giáo sư Tiến sĩ Phan Đăng Nhật chịu trách nhiệm chính trong việc chú thích các điển tích, các từ cổ, các địa danh, các tiếng địa phương...Cũng xin nói thêm rằng việc sửa chữa bản in thử đối với công trình này là không đơn giản. Trong quá trình làm việc này, cùng với bốn tác giả còn có sự tham gia của Cử nhân sử học Phạm Quỳnh Phương, cử nhân văn khoa Nguyễn Phương Châm và cử nhân mỹ thuật Trương Minh Hằng.
Kính thưa bạn đọc!
Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện một cách làm mới trong việc biên soạn ca dao. Do vậy, mặc dù Nhóm công trình đã hết sức cố gắng nhưng do công việc khó khăn, phức tạp, chúng tôi rất khó tránh khỏi thiếu sót, sợi lầm...
Nhân dịp Kho tàng ca dao người Việt ra mắt bạn đọc, xin trân trọng cảm tạ các cơ quan, các cá nhân đã quan tâm giúp đỡ chúng tôi trong hai mươi năm qua, xin chân thành cám ơn Nhà thơ Quang Huy, Giám đốc và ông Nguyễn Tất Hòa, Trưởng ban biên tập Nhà xuất bản Văn hóa, đã tạo điều kiện công bố sách này.
Hà Nội, tháng 2 năm 1995
NHÓM BIÊN SOẠN