18/04/2023
Nước Việt Nam có nhiều dân tộc, có nhiều tôn giáo trong đó những tôn giáo có tầm cỡ thế giới như phật giáo và Kitô giáo, thu hút hàng triệu tín đồ. Lịch sử đã chứng minh với cộng đồng các dân tộc các tôn giáo đó lúc giữ vững vàng khối đại đoàn kết toàn dân thì Hùng mạnh, lúc bị chia rẽ hoặc bị chia rẽ thì yếu ớt. Hồ chủ tịch là người nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc ý nghĩa sống còn của khối đại đoàn kết toàn dân với sự tồn vong của dân tộc. Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh hình thành từ năm 20, và tư tưởng về khối đại đoàn kết không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng cũng bắt đầu từ đó, song hoàn cảnh đất nước những năm 20 không cho phép Nguyễn Ái Quốc sớm xây dựng khối đoàn kết lúc đó, lúc này đại đa số nhân dân chưa giác ngộ, chính sách chia rẽ của chủ nghĩa thực dân vẫn đang ngự trị. Trong bối cảnh đó nhiệm vụ trước tiên của Người là vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân và phong kiến tay sai, chỉ rõ cho nhân dân nói chung và những tín đồ tôn giáo nói riêng thấy rõ kẻ thù của mình. Tuy chưa có nhiều điều kiện nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng như sau cách mạng tháng tám. Hồ Chí Minh khẳng định đường lối chính sách lâu dài và nhất quán của Đảng và nhà nước ta là đoàn kết tôn giáo và tự do tín ngưỡng, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết, đại hòa hợp dân tộc, tôn giáo và tổ quốc, đức tin tôn giáo và lòng yêu nước. Phân biệt rõ tín ngưỡng chân chính và những kẻ lợi dụng tôn giáo. Hồ chí Minh với lòng ngưỡng mộ của quần chúng với tinh hoa văn hóa truyền thống, tấm lòng của chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các tôn giáo, và tình cảm của những tín hữu với Hồ Chí Minh.
Nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4/2023 Ban biên tập website Thư viện giới thiệu đến toàn thể bạn đọc cuốn sách: "Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng".
Nguyễn Văn Tuấn