Một vài điểm cần biết để áp dụng Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

22/11/2022

Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2020 về công tác văn thư và có hiệu lực luôn trong ngày. Nghị định 30/2020 thay thế cho Nghị định 110/2004 và Nghị định 09/2010 về công tác văn thư.

Ngoài những thay đổi về đối tượng áp dụng, về quy định viết chữ hoa trong văn bản hành chính,… nghị định 30/2020 cũng quy định chi tiết về thể thức văn bản hành chính. Mặc dù đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước nhưng các tổ chức, doanh nghiệp khác vẫn có thể áp dụng những quy định phù hợp ở Nghị định này cho công tác văn thư (soạn thảo, quản lý, lưu trữ…) cho tổ chức, doanh nghiệp của mình, đặc biệt là kỹ thuật trình bày văn bản.

 

                    công tác văn thư

                                      Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư

Một số quy định đáng lưu ý trong Phụ lục I (Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản) như sau:

  • Khổ giấy: A4 (210 mm x 297 mm).
  • Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ giấy.
  • Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30-35 mm, cách mép phải 15-20 mm.
  • Phông chữ: Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam, màu đen.
  • Cỡ chữ, kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.
  • Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ 13-14, kiểu đứng, canh giữa chiều ngang phần lề trên, không hiển thị số trang thứ nhất.
  • Các thành phần thể thức chính:

1/ Quốc hiệu (CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM): Chữ in hoa, cỡ 12-13, đứng, đậm,phía trren cùng, bên phải trang đầu tiên.

 Tiêu ngữ (Độc lập – Tự do – Hạnh phúc): chữ thường, cỡ 13-14, đứng, đậm, canh giữa phía dưới Quốc hiệu, chữ cái đầu các cụm từ viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, phía dưới có đường kẻ liền, dài bằng độ dài dòng chữ.

2/ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

3/ Số, ký hiệu của văn bản.

4/ Địa danh và thời gian ban hành văn bản: Canh giữa Quốc hiệu và tiêu ngữ, chữ thường, cỡ 13-14, nghiêng chữ cái đầu địa danh viết hoa, sau địa danh có dấu phẩy (,).

5/ Tên loại và trích yếu nội dung.

6/ Nội dung văn bản: Khi viện dẫn lần đầu, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu văn bản, thời gian ban hành, cơ quan banh hành, trích yêu nội dung. Các lần sau chỉ ghi tên loại, số, ký hiệu văn bản.

7/ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

Xem chi tiết văn bản  dưới fille đính kèm:

Nguồn: https://cyberbill.vn/mot-vai-diem-can-biet-de-ap-dung-nghi-dinh-30-2020-nd-cp-ve-cong-tac-van-thu/

Tin nổi bật

Nổi bật

TIN LIÊN QUAN