15/03/2025
Nguyễn Đình Chiểu là tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX. Sống trong thời kì đầy biến động dữ dội của lịch sử Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX, dù có nhiều chỗ trong tác phẩm của ông còn thể hiện khá rõ những hạn chế của cá nhân, tầng lớp và thời đại, ông đã có “một cuộc đời phi thường” và “một văn nghiệp kỳ lạ”. Có thể nói, cuộc đời ông là sự song song của một bên là nghịch cảnh, bất hạnh, cay đắng, đau thương và một bên là ý chí, nghị lực, tài năng và đức độ. Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu dung dị, gần gũi với quần chúng nhân dân, thể hiện sự quan tâm tới đời sống xã hội và hòa mình vào đời sống ấy bằng ngòi bút “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Với mong muốn góp phần mang đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu, tiếp nối những công trình trong Tủ sách Di sản văn hóa Việt Nam của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm như: Hải ngoại kỷ sự, An Nam chí nguyên, Thơ văn Nguyễn Án, Tuyển tập thơ văn Trương Đăng Quế, Phạm Sư Mạnh Cuộc đời và thơ văn, Bách thần lục, Nam Việt thần kì hội lục, Ngự phê trên châu bản triều Nguyễn..., chúng tôi trân trọng giới thiệu bộ sách Nguyễn Đình Chiểu Toàn tập (2 tập): Tập 1 giới thiệu tác phẩm Lục Vân Tiên và Dương Từ Hà Mậu; Tập 2 giới thiệu Thơ văn yêu nước chống Pháp và tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Bộ sách do
tập thể tác giả: nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, Phó Giáo sư Tiến sỹ Đoàn Lê Giang và Tiến sỹ Nguyễn Thị Dương chỉnh lý, chú thích và giới thiệu trên cơ sở bốn quyển Lục Vân Tiên – Đoàn Khoách và Nguyễn Thị Thanh Xuân; Dương Từ Hà Mậu - Nguyễn Thị Thanh Xuân và Tạ Quang Phát; Thơ văn yêu nước chống Pháp – Đoàn Khoách và
Cao Tự Thanh; Ngư Tiều y thuật vấn đáp – Cao Tự Thanh và Vũ Văn Kính xuất bản năm 1982 trong Chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh với Ty Văn hóa và Thông tin hai
tỉnh Bến Tre và Long An. Trong lần xuất bản này tại Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, các tác giả tiến hành công tác văn bản học như chỉnh lý khi cần thiết và có ghi chú cụ thể, bổ sung chú thích cho rõ ràng và hợp lý... nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát. Ở phần cuối mỗi tác phẩm, bộ sách còn cung cấp một số văn bản, cụ thể như sau:
– Bản chữ Nôm Lục Vân Tiên truyện, Bửu Hoa các hiệu san, do nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường ở Tiền Giang cung cấp. Stin – Bản chữ Nôm Dương Từ Hà Mậu cổ thư, Quách Đăng Vân chép năm 1944, hiện được lưu giữ tại Thư viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
– Toàn văn nguyên bản hai bài thơ của Nguyễn Phước Miên Thẩm và Nguyễn Phước Trinh Thận viết về bài Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc. Ngoài ra còn có một phần Tồn nghi công bố mười bài thơ họa Thập thủ liên hoàn Tự thuật họa Tôn Thọ Tường có thể là của Nguyễn Đình Chiểu. Vào - Bản chữ Nôm Ngư Tiều y thuật vấn đáp nho y diễn ca do Phan Khánh Vân chép năm 1911, hiện được lưu giữ tại Thư viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Để độc giả thuận lợi hơn trong quá trình tiếp nhận nội dung bộ sách, chúng tôi xin lưu ý như sau:
Thứ nhất, nội dung chỉnh lý và chú thích được thể hiện ở chân trang với hy vọng có thể cập nhật và làm rõ hơn nội dung văn bản. Thứ hai, một số nguyên tắc thực hiện công tác văn bản cho bộ sách này được thể hiện rõ ở Lời nói đầu của nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh.
này với ý nghĩa đầy đủ như sau: Nxb. - Nhà xuất bản; – Bài đã dẫn
Thứ ba, một số chữ viết tắt và kí hiệu được sử dụng trong sách sđd — Sách đã dẫn; xb. — xuất bản; tr. - Trang.
khi đọc sách, chúng tôi đã lựa chọn một số thuật ngữ, nhân danh, Thứ tư, đế giúp bạn đọc thuận tiện trong việc tìm hiểu, tra cứu địa danh... xuất hiện trong sách lập thành “Chỉ mục” và trình bày ở cuối sách.
Nhân dịp bộ sách được ra mắt, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đặc biệt trân trọng cảm ơn nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh và Phó Giáo sư Tiến sỹ Đoàn Lê Giang, Tiến sỹ Nguyễn Thị Dương đã công phu, cẩn trọng trong biên soạn, khảo cứu, chú giải, chú thích; trân trọng biết ơn các nhà khoa học đi trước đã đặt nền móng cho việc dịch và xuất bản các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng thẩm định – Giáo sư Tiến sỹ Lã Nhâm Thìn, Giáo sư Tiến sỹ Trần Nho Thìn, Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tùng đã góp những ý kiến quý báu để cùng với sự nỗ lực của các biên tập viên Nhà xuất bản mang đến cho độc giả một ấn phẩm chất lượng.
Mặc dù đã rất nỗ lực trong quá trình xuất bản bộ sách, song khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ độc giả để công trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Hiện cuốn sách đang được trưng bày tại tầng 2 Nhà Thư Viện Đại học Hồng Đức xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc gần xa….
Ban biên tập