Những trang sách tập đọc khiến ta muốn quay ngay về ngày xưa đi học

06/07/2024

Bảo Vy

Cái võng, mẹ, cây xoài của ông em, chiếc xe lu… những bài thơ, bài văn kèm hình vẽ mộc mạc trong sách tập đọc xưa đã đi theo nhiều bạn trẻ thế hệ 8X, 9X mấy chục năm.

Nhân dịp khai giảng năm học mới, cùng Thanh Niên nhìn lại những trang sách tập đọc đã in đậm trong ký ức của rất nhiều người. Chắc hẳn một giây phút nào đó, “chạm” lại một hình ảnh cây xoài, mái nhà tranh, cây xoan, các em nhỏ cắp sách đi học hay “lắng” cùng những vần thơ giản dị, dễ thuộc, bạn mong quay ngược thời gian để quay về những năm tháng tiểu học hồn nhiên ấy.

Người sưu tập những trang sách tập đọc xưa này là anh Lê Hải Đoàn, 30 tuổi, giáo viên tiếng Anh đang làm việc tại Hà Nội. Từ những trang sách xưa – ký ức quý giá với nhiều người, anh Đoàn kết nối được với những người bạn ở nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề, mọi miền Tổ quốc. Họ cùng anh chung những niềm hồi ức đẹp đẽ về sách tập đọc xưa, bên cạnh đó còn là sách đạo đức với những bài dạy trẻ ngắn gọn dễ nhớ, hình vẽ sinh động, khó quên.

Hình ảnh giàn mướp sinh động, gợi nhớ quê hương trong mỗi người

Hải Đoàn

Còn ai nhớ những mái trường làng ngày xưa, ngày ngày cùng bạn bè dắt nhau tới lớp

Hải Đoàn

"Rất nhiều năm sau, tôi vẫn còn nhớ văng vẳng bài thơ này. Mỗi khi đọc bài thơ, tôi nhớ về mẹ, lúc nào cũng tần tảo ngược xuôi vì chồng, con, cho tới bây giờ", anh Nguyễn Hưng, một thành viên những người yêu thích trang Sách Đẹp bày tỏ

Ảnh Hải Đoàn

 

 

 

Nét vẽ đơn giản, chỉ hai màu đen, hồng, nhưng hình ảnh này sinh động quá! Bài thơ nào của Phạm Hổ cũng quá đáng yêu trong tâm trí nhiều bạn trẻ 8X, 9X ngày xưa đi học

Ảnh Hải Đoàn 

 

 

Nếu bạn nhớ những bài thơ này, bây giờ bạn đã gần 30 tuổi, hoặc hơn thế nữa. Bao ký ức ùa về với những vần thơ tuổi nhỏ

Hải Đoàn 

Có phải bây giờ, tâm trí bạn đang ùa về hình ảnh đầm sen quê hương, nơi bạn đã rất thân quen ngày ấy?

Ảnh Hải Đoàn

 

 

Trẻ em bây giờ, nhất là các em ở thành thị thấy xa lạ với những hình ảnh này, nhưng với các bạn 8X, 9X ngày trước, đi học về phụ giúp cha mẹ việc đồng áng, thì thấy đồng ruộng gần gũi biết bao

Ảnh Hải Đoàn

Hai câu thơ thôi, mà thấy ấm áp quá chừng, đó là "mùi" của gia đình, của sự đầm ấm quê hương

Ảnh Hải Đoàn

Ngày xưa, bạn có tắm sông không, hình ảnh thân thương quá!

Ảnh Hải Đoàn

Bài thơ của Bác Hồ trong sách tiếng Việt xưa

Ảnh Hải Đoàn

Đây là bài tập đọc quá thân quen với thế hệ học sinh 8X, 9X "Cây xoài của ông em", tác giả Đoàn Giỏi.

"Ông em trồng cây xoài cát này trước sân,khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành.Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió đầu hè, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào,mẹ em cũng chọn những quả chín mọng, vàng đẹp và to nhất, bày lên bàn thờ ông. Xoài thanh ca, xoài voi, xoài tượng... đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to. Ăn quả xoài cát chín trẩy từ cây ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với em không thứ quà gì ngon bằng".

Anh Lê Hải Đoàn chia sẻ, ngày đó, bức hình là tài liệu quý giá cho mỗi học sinh vào giờ mỹ thuật, cảnh đẹp quá, bao đứa trẻ luôn ước mình được sống trong ngôi nhà lá đó một lần, ăn quả xoài đó 1 lần!

Ảnh Hải Đoàn

Bây giờ cũng đang là mùa thu, bạn còn nhớ bài tập đọc này năm xưa?

Ảnh Hải Đoàn

Những bài thơ "huyền thoại" của trẻ em ngày đó, đơn giản, dễ thuộc

Hải Đoàn

Bài thơ đáng yêu của Phạm Hổ, rất nhiều em nhỏ sau này được cha mẹ đọc cho bài thơ cũng rất thích thú với hình ảnh gà mẹ, gà con

Ảnh Hải Đoàn

 

"Tôi thấy trong tâm trí mình là một rừng mơ hoa trổ bát ngát, thơm mát"

Ảnh Hải Đoàn

Nếu bạn đã xem hết chùm ảnh này, bạn nhớ và muốn quay ngược thời gian mấy chục năm về trước để tới trường thì chúc mừng bạn, trái tim bạn và hồi ức của bạn vẫn còn đủ yếu mềm để dễ rung động với những ký ức ngọt ngào. Chúng ta đã có những ngày xưa đi học tuyệt vời như thế, đó hoàn toàn là những câu chuyện thật tuyệt vời để kể cho các con của mình nghe, có đúng không?

Ảnh Hải Đoàn

Nguồn: https://thanhnien.vn/nhung-trang-sach-tap-doc-khien-ta-muon-quay-ngay-ve-ngay-xua-di-hoc-185990392.htm

Nguyễn Tuấn Sưu Tầm

Tin nổi bật

Nổi bật

TIN LIÊN QUAN