“Phác thảo lịch sử kinh tế Thanh Hóa (từ nguyên thủy đến 1945)”

13/12/2022

Media/2024_tttv.hdu.edu.vn/FolderFunc/202212/Images/img-8751jpg-20221202085658-e.jpg

Thanh hóa là một tỉnh lớn của nước ta, về các mặt diện tích, dân số, tài nguyên, tiềm năng…đều hơn nhiều tỉnh khác. Lại là một đơn vị tương đối hoàn chỉnh về địa lý, chính trị, kinh tế…Thế nhưng, trước đây khi nghiên cứu giới thiệu thường nặng về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của  nhân dân xứ Thanh trong quá trình lịch sử, tất nhiên là việc làm cần thiết vì đó là tài sản vô cùng quý giá, là niềm tự hào không những của nhân dân trong tỉnh mà của đồng bào cả nước. Trong khi đó, các tiềm năng kinh tế cũng như các hoạt động của nhân dân Thanh Hóa qua các thời kỳ lịch sử, các chế độ chính trị để biến các tiềm năng đó thành hiện thực phục vụ cuộc sống con người, thúc đẩy xã hội tiến lên lại hầu như sao nhãng, ngoài một số ghi chép sơ lược, hệ thống trong các sách thông sử, kể cả các bộ địa chí. Như vậy là mới nghiên cứu “cái ngọn” mà chưa đi đến “cái gốc” của vấn đề; mới tìm hiểu cái “biểu hiện” bên ngoài mà chưa chú trọng tìm hiểu cái sâu xa “bên trong” quyết định tất cả . Cho tới nay, kiểm điểm lại vẫn chưa có một chuyên đề nghiên cứu lịch sử nghiên cứu lịch sử kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Đó là một thiếu sót cần được khắc phục. TS. Phạm Văn Đấu – một cán bộ khoa học sinh trưởng quê hương Thanh Hóa – khi quyết định chọn Lịch sử kinh tế Thanh Hóa (từ nguyên thủy đến 1945) – dù cho mới là phác thảo – làm đề tài nghiên cứu cho mình, đã tỏ ra nhạy bén và hoàn toàn đúng đắn cả về mặt khoa học lẫn về mặt tình cảm.

….Có thể khẳng định “Phác thảo lịch sử kinh tế Thanh Hóa (từ nguyên thủy đến 1945)” đã cắm một cái mốc quan trọng việc nghiên cứu kinh tế “Xứ Thanh”, trên cơ sở đó người đi sau có thể nối bước và rút kinh nghiệm nâng cao thêm chất lượng công trình của mình. Và biết đâu chẳng phải chính tác giả Phạm Văn Đấu là người đầu tiên làm công việc đó, sau khi sách xuất bản đã tiếp nhận được ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc….

                                                                                                   

Cuốn sách hiện có tại kho tài liệu địa phương Thanh Hóa. Tầng 4, Thư viện Đại học Hồng Đức. Xin trân trọng giới thiệu đến Bạn đọc.

                                                                                                    Nguyễn Tuấn BTT Website Thư viện

Tin nổi bật

Nổi bật

TIN LIÊN QUAN