VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN VÀ BẢO TÀNG TRONG ĐỜI SỐNG CỦA MỖI CON NGƯỜI VÀ MỖI QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

09/07/2024

Kiến thức của loài người là vô hạn, nhận thức của mỗi người là hữu hạn, vì vậy khi đề cập đến việc học tập và tiếp thu tri thức của loài người V.I. Lênin vị lãnh đạo thiên tài của giai cấp nông dân và công nhân trên thế giới đã từng nói: “Học! học nữa! Học mãi”; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cho rằng: “Chúng ta học ở nhà trường, chúng ta học ở thầy cô, học ở sách vở, học ở nhân dân”.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202407\Images/bien-va-bia2-20240708093037-e.jpg

Tác giả bài viết sinh ra từ "Quê Hương Tế Độ" lòng luôn hướng về nơi chôn rau cắt rốn với nỗi nhớ và dựng xây Quê nhà ngày càng phồn thịnh

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay đã tạo ra một thế giới phẳng, con người có thể dễ dàng tiếp cận tri thức của nhân loại mọi lúc, mọi nơi với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như hiện nay; người xưa thường có câu “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu mến thầy”, ngày nay lại có câu “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn tra tri thức thì vô Google”. Nói như vậy để dễ nhận ra rằng công nghệ hiện nay đã giúp ích cho con người rất nhiều trên mọi lĩnh vực của đời sống, chính công nghệ đã rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian cho loài người.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202407\Images/untitled-1-20240708093037-e.jpg

Hình ảnh sinh hoạt xa xưa vẫn được tái hiện trong cuộc sống hiện đại

Ảnh: Nguyễn Tuấn, tại gia đình cậu Ổn

Tuy nhiên, dù khoa học có tiến bộ đến đâu, thì sự phát triển về mạng lưới thư viện (của nhà nước và tư nhân), cũng như sự phát triển bảo tàng (nhà nước và tư nhân) trong điều kiện như hiện nay và mai sau là vô cùng cần kíp; vì thư viện là nơi lưu trữ tri thức của nhân loại, bảo tàng là nơi lưu giữ ký ức; con người muốn phát triển rất cần đến tri thức, mà tri thức không nơi nào lưu giữ tốt hơn đó là thư viện; con người ăn quả thì phải nhớ kẻ trồng cây, mà nơi lưu giữ những chiến tích, những kỷ niệm vui buồn…cũng chính là bảo tàng; từ những ý nghĩa và giá trị như đã nêu trên, những người con đất Tế Độ đang chung tay xây dựng thư viện bảo tàng về nông nghiệp là điều vô cùng cần thiết, nó như một thông điệp gửi cho hậu thế hãy học để xây dựng kiến thiết quê hương, đất nước, để làm rạng danh quê cha, đất tổ; bảo tàng lưu giữ những nông cụ trong cuộc sống đời thường của cha anh của các dòng tộc Nguyễn, Hồ, Trần …một nắng hai sương đội nắng, thắng mưa để tạo nên những mảnh ruộng trù phú hôm nay, để chắp cánh cho bao đứa con Tế Độ bay khắp nơi trong và ngoài nước.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202407\Images/3445bf2c4b2f8871d13e-20240708093038-e.jpg

Cháu Lê Ngọc Nam tay cầm chiếc hái gặt lúa của người nông dân Tế Độ xưa, nay còn lưu lại

Vậy bảo tàng là gì? Theo quy định của Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng; lịch sử những bảo tàng đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở châu Âu vào thời kỳ Khai sáng. Ashmolean Museum thành lập năm 1683 tại Oxford, có thể được xem như bảo tàng công cộng đầu tiên trong lịch sử, nơi công chúng trả tiền và chiêm ngưỡng các hiện vật.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202407\Images/1413-20240708093036-e.jpg

Mô hình Thư viện và Bảo tàng Nông nghiệp thôn Tế Độ

đang được cải tạo tại Nhà Văn hóa thôn 2 dư dôi

 

Thư viện là gì? Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng; thư viện số là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu giữ dưới dạng số mà người sử dụng thư viện truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng; thư viện A-lếch-xan-đri Ai Cập là thư viện đầu tiên trên thế giới; thư viện này tồn tại vào thế kỷ thứ ba TrCN; thư viện có kho sách 700.000 bản chép tay gồm các tác phẩm văn học nghệ thuật, triết học, tôn giáo, lịch sử và khoa học tự nhiên…

Điểm qua vài nét về lịch sử ra đời của thư viện và bảo tàng trên thế giới để ta thấy các nước trên thế giới họ đã nhận ra vai trò của thư viện và bảo tàng trong đời sống con người vào những năm trước công nguyên; trải qua hơn 2000 năm thư viện, bảo tàng vẫn giữ nguyên giá trị của nó, nếu như thư viện giúp ta tiếp cận tri thức loài người nhanh, thuận tiện, vì nhà Bác học không có nghĩa là ngừng học, sự học không có nấc thang cuối cùng thì bảo tàng luôn nhắc nhớ con người hướng về tương lai nhưng đừng quên quá khứ; có một câu ngạn ngữ có ý nghĩa sâu sắc: "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác.", bắn vào quá khứ bằng súng lục đại diện cho việc ta không đặt nỗ lực và quyết tâm trong công việc và cuộc sống.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202407\Images/avata-2-20240708094102-e.jpg

Ý tưởng logo Thư viện & Bảo tàng  (Thiết kế: Nguyễn Tuấn)

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202407\Images/448305678-309318062241721-1406052177052239414-n-20240709122352-e.jpg

Nhân dân đang tiến hành làm đế và lắp bia đá trước sân

Việc chung tay xây dựng thư viện và bảo tàng của những người con Tế độ hôm nay cũng đồng nghĩa với việc họ không quên quá khứ, họ đang đánh thức quá khứ một thời của cha anh gửi lại cho hậu thế, nhắc nhớ hậu thế dù đi đâu, làm gì, giàu hay nghèo, sang hay hèn vẫn là người con Tế Độ, sinh ra và lớn lên chịu ơn đất, ơn người Tế Độ, hít hơi thở mặn cay của nguồn nước sông Đào, sông Bảy, ăn con cáy con còng của đồng Nhồi, miên Su, đồng Đỗ; hỡi những người con của đồng đất Tế Độ đã một đời chịu ơn nặng của tình đất tình người quê ta, hãy sống chậm lại một phút một giây thôi để nhớ về tổ tiên ông bà và đồng đất quê “choa” mà chung sức đồng lòng, kẻ có công người có của “góp gió thành bão”, “một cây làm chẳng nên non” để thư viện, bảo tàng thôn Tế Độ nơi lưu giữ cả bầu trời ký ức của tuổi thơ chúng ta sớm hoàn thành theo ước nguyện của những người con em Tế Độ đầy tâm huyết với người với đời.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202407\Images/448269016-309318178908376-4654940940767822670-n-20240709122351-e.jpg
Anh em thợ vừa hoàn thành biển lắp đặt cho công trình của thôn Tế Độ

Mong rằng những người con Tế Độ đã và đang công tác trên mọi miền đất nước, trong và ngoài nước khi đọc được những dòng tâm sự này hãy ngoái về cố hương nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà mở lòng từ bi, chung tay góp của, góp công để công trình thư viện, bảo tàng Tế Độ sớm hoàn thành đi vào hoạt động, đó cũng chính là động lực cho mỗi người con Tế Độ phấn đấu, trưởng thành; viết đến đây tôi chợt nhớ đến câu ngạn ngữ “của cho không bằng cách cho”, mỗi người hãy mở lòng mình mà hướng về cố hương./.

                                                                                                Tác giả:   Nguyễn Thanh Chản

                                                                                       Biên tập và thiết kế hình ảnh: Nguyễn Tuấn

 

Tin nổi bật

Nổi bật

TIN LIÊN QUAN