23/11/2022
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống lâu đời quý báu của dân tộc ta. Truyền thống đó từ xa xưa nó được nhân dân ta lưu truyền trong những câu tục ngữ, ca dao mà mọi người đều thấy quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.
Lịch sử giáo dục của dân tộc ta cũng sẽ còn ghi nhớ công lao những người thầy tiêu biểu, được nhân dân mãi mãi tôn vinh, gương sáng còn lan tỏa đến ngày nay như thầy Đỗ Năng Tế (thầy dạy cả văn lẫn võ cho hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị), thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Nguyễn Đình Chiểu…. Những người thầy đó đã để lại những tấm gương sáng về đạo làm thầy, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, hết lòng đào tạo bao thế hệ học trò con em nhân dân phò đời giúp nước, làm rạng rỡ những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Truyền thống tôn sư trọng đạo còn được thể hiện ở một phong tục đẹp của nhân dân ta. Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, ông bà, cha mẹ lại không quên nhắc nhở con cháu đi chúc Tết thầy: “mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”. Trong không khí “vui như Tết”, mọi người vẫn không quên dành cho những người thầy sự quan tâm đầy tình nghĩa. Truyền thống tôn sư trọng đạo hôm nay vẫn đang được nhân dân ta và bao thế hệ học trò tiếp tục gìn giữ và phát huy. Hằng năm, bên cạnh tục “mồng ba tết thầy”, vào dịp 20 - 11, nhân dân ta và các thế hệ học trò lại tổ chức thăm hỏi, quan tâm hoặc trao đổi với các Nhà giáo về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Đây cũng là dịp toàn xã hội động viên, cổ vũ các Nhà giáo vượt mọi khó khăn, nêu cao ý thức trách nhiệm, làm tròn sứ mệnh “trồng người” vẻ vang của mình.
Vậy, vì sao chúng ta lấy ngày 20 - 11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt
Tháng 7 - 1946 tại
Ngày 22 - 7 - 1951, Công đoàn giáo dục Việt
Từ ngày 26 đến 30 - 8 - 1957, tại Vacsava (thủ đô Ba Lan), Hội nghị FISE được tổ chức có đại biểu của 57 nước tham dự, trong đó có đoàn đại biểu của Công đoàn giáo dục Việt Nam. Hội nghị đã thông qua bản Hiến chương Quốc tế các Nhà giáo và quyết định lấy ngày 20 - 11 hằng năm là ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo”. Ngày 20 - 11 - 1958, lần đầu tiên ngành giáo dục Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa long trọng tổ chức kỉ niệm “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo” trên toàn miền Bắc từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra rất ác liệt, ngày 20 - 11 vẫn là ngày hội được tổ chức rộng rãi trong nhân dân, nhất là trong các thầy, cô giáo, các bộ ngành giáo dục và học sinh, sinh viên.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nền giáo dục cả nước thống nhất và bước vào thời kỳ xây dựng nền giáo dục mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến đây, “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo” đã hoàn thành sứ mệnh với giáo giới Việt
Ngày 2 - 12 - 1998, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X đã thông qua Luật Giáo dục (1998). Điều 66 luật này quy định: “Ngày 20 - 11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt
Cứ hàng năm bước sang tháng 11, chúng ta lại bồi hồi, xúc động nghĩ ngay đến ngày nhà giáo Việt
Danh phận làm người đã cho chúng ta làm nghề dạy học, còn có gì cao quý, sang trọng hơn là được toàn xã hội gọi mình là “thầy”. Muốn chữ thầy được toả sáng, được xã hội tôn vinh thì trước hết phải tạo được niềm tin yêu trong nhân dân, phải mẫu mực trong cuộc sống. Và ngược lại, chúng ta cũng không nhất thiết lúc nào cũng phải cầu toàn để nghĩ mình là hoàn hảo cả. Cũng có những khi vấp váp, sai lầm ở phương diện này, khía cạnh kia. Nhưng khi ấy chúng ta sẵn sàng nhận lỗi, sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình. Bởi kiến thức là biển rộng mênh mông. Những thắc mắc của trò hôm nay có thể thầy chưa giải đáp được. Nhưng đó phải là sự trăn trở, sự nung nấu, suy tư để ngày mai ngày mốt thầy phải giúp được các em có được đáp án chính xác. Làm giáo dục hôm nay phải biết vượt thoát chủ nghĩa độc tôn, độc đoán, xoá đi danh giới cao thượng và giữ lại tình yêu mến chan hoà, gần gũi. Học trò cá biệt mới giúp ta nhớ lâu; cũng giống như nghệ thuật bon sai- cây có uốn mạnh tay mới tạo ra thế đẹp. Vì thế chúng ta đừng oán thán, trách cứ về những thứ gai góc, xù xì. Chỉ cần khó nhọc, vất vả, dày công thêm chút ít, biết đâu ngày mai tuốt lớp vỏ ấy đi chúng ta sẽ có thân ruột trắng phau, dẻo dai và bền bỉ. Vậy nên, chẳng có gì là giản đơn, chẳng có gì là nhẹ nhàng, êm đềm và tươi mát cả. Để có được hạt ngọc ban tặng cho đời, con trai đã phải đau xót bao năm ngậm hạt cát trong mình. Để có được những nhũ đá lung linh kỳ ảo trong các hang động, ngọn núi phải tự nứt mình cho giọt nước rò rỉ mấy triệu năm.
Trong mỗi con người đều có nhiều niềm hạnh phúc, một trong những niềm hạnh phúc đó là được học với những người thầy dạy giỏi. Vì thế, trọng trách đặt lên vai mỗi chúng ta là phải tạo ra niềm hạnh phúc cho lớp lớp thế hệ học trò. Ngày hôm nay các em được thoả thích vui đùa với những người thầy dễ tính. Nhưng với một tương lai không xa các em sẽ nhắc nhớ nhiều đến những người thầy khó tính. Khó tính chính là sự khắt khe, nghiêm khắc để uốn nắn các em không sa đà chệch hướng, để các em nhận thức rõ về một ngày mai không có gì là bằng phẳng, êm đềm.
Ngọn lửa nhiệt tình trong mỗi nhà giáo không khi nào nguôi ngoai trong mỗi chúng tôi. Những cặp mắt ngơ ngác của các em đang khát tìm tri thức để khám phá, kiếm tìm chân trời mới. Mỗi thầy cô giáo hãy là điểm tựa vững chắc để các em chuyên chở ước mơ, khát vọng của mình. Mỗi bài giảng hôm nay sẽ là hành trang để các em tự tin tìm kiếm con đường trong tương lai. Dẫu biết con đường ấy không hề bằng phẳng nhưng các em tự biết cách vượt qua. Chúng ta cũng đã từng là những lớp học trò nên hiểu điều đó lắm chứ.
Phạm Văn Dũng
(Cựu SV K1B- ĐHSP Ngữ văn- ĐH Hồng Đức)