CỐ HƯƠNG

13/08/2024

 

“Sông kia rày đã nên đồng

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.”

Bài thơ “Sông lấp” của nhà thơ Trần Tế Xương cứ ám ảnh trong tâm trí tôi suốt mấy mươi năm qua kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trên giảng đường đại học và hơn 30 năm lặn lội trên trường đời; bài thơ chỉ vỏn vẹn có bốn câu thơ lục bát nhưng ta nghe như trong lời thơ, câu chữ ấy thấm đượm cả một nỗi niềm sâu lắng của nhà thơ, đồng thời đưa mỗi người chúng ta trở về với miền ký ức quê hương.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5721509308191-8ecfd6a3b8c3769d12c7eefc31b9c802-20240813060816-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5721509299758-fadd8e6b381317952a6c54b10bbbe36b-20240813060815-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5721509291535-475664245a50b7bc9e21312b57929788-20240813060816-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5721509281704-f686032102ed2e6904097194683465d7-20240813060817-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5721509275335-fd4dbb0af454a44ae1b036e432efad02-20240813060815-e.jpg
Quang cảnh giếng "Cây Xoài' thôn 3 cũ nay đã được trùng tu
Ảnh (Nguyễn Tuấn)

Nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đã từng phải thốt lên rằng “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người”; thật vậy, mỗi người con em Tế Độ dù đi đâu, làm gì thì cũng chỉ một quê hương, khi người ta đã trưởng thành, thành đạt, đã trải nghiệm, đã nếm đủ mùi cay đắng của cuộc đời cũng là lúc cố hương, miền ký ức lại ùa về trong tâm hồn của mỗi con người, ký ức là nguồn sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người chúng ta, nó là liều thuốc bổ, là món ăn tinh thần mà mỗi người con em Tế Độ không ai lại không cần đến nó.

Thời gian đã lùi dần những ký ức cứ ùa về trong tôi, để rồi hai tiếng “Tế Độ” lại trở nên thân thương và thiêng liêng biết mấy.

Nhưng trước khi đi tìm về miền ký ức cho mỗi người con Tế Độ ta hãy đi tìm nghĩa của hai từ Tế Độ là gì nhé? cũng giống như mỗi con người, mỗi làng quê Bắc Bộ cũng có một danh từ để gọi tên, nhưng có lẽ khi đặt tên cho mỗi đứa con, mỗi tên đất, tên làng cha ông ta cũng đã gửi vào trong nó bao kỳ vọng, bao mơ ước cho lớp con cháu hậu duệ về sau; vậy Tế Độ là gì? theo trang Wiktionary (từ điển mở), Tế Độ xét về từ loại là động từ với nghĩa là “cứu vớt chúng sinh ra khỏi bể khổ” (theo quan điểm của đạo phật), trong Truyện Kiều đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:

“Đánh liều nhắn một hai lời

Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân”

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5726670274015-aa257dd160a33e96c358f76d7df2b30c-20240813061017-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5726670273811-3ded33d9d68092e4688dbbfe1e4aa855-20240813061016-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5726670273558-1436ba40d4a3997521c9ac511fced7d9-20240813061016-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5726670273429-9b38ca53e8889663565d2ae3348ffc98-20240813061015-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5726670260350-17bc2abd938874826c6623da9d09503a-20240813061015-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5726670260272-359e479d8ce7fd6c49237ae1cfefb39c-20240813061014-e.jpg

Di tích giếng đình đã được nhân dân chung tay trùng tu và tôn tạo

Như vậy ta có thể hiểu nôm na Tế Độ là sự độ trì, sự giải thoát khỏi đau thương, khổ ải, có lẽ nhờ vậy mà bằng cả nghị lực phi thường, sự chăm chỉ, chí thú làm ăn mà mấy mươi năm qua đồng đất Tế Độ đã thay da đổi thịt, từ một mảnh đất nghèo “Chim khê, mùa thối” những ngôi nhà ngói mới khang trang đã mọc lên thay cho những mái nhà tre, mái tranh, vách đất, đường thôn ngõ xóm không còn bùn đọng; con em trong làng đã được học hành đã xuất hiện nhiều Cử nhân, Thạc sĩ, bằng những bàn tay khéo léo sự cần cù nhẫn nại đã và đang tỏ đi mọi miền đất nước và cả ngoài nước học tập, lao động góp phần với cả nước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5726670305716-b2fd9a640eeea145d319467b798868fe-20240813061405-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5726670289817-74623a13146c3ccc979a8e985aa2b9ea-20240813061404-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5726670289700-5b441faa8789557d19c82ebd8448e527-20240813061403-e.jpg

Di tích giếng cổ thôn 1 cũ đã được nhân dân chung tay trùng tu và tôn tạo

Đổi thay là vậy nhưng chắc hẵn những người con Tế Độ không thể nào quên được những ngày tháng cơ cực của cha anh chúng ta; có ai đó bảo tôi có tật hoài cổ, cổ hủ, kể cái đói cái rách ngày xưa để làm gì trong khi bây giờ đã chuyển giao từ thời kỳ “Ăn no, mặc ấm” sang thời kỳ “Ăn ngon, mặc đẹp” rồi, kể chuyện năm xưa cho thế hệ trẻ ngày nay có dịp để suy ngẫm lại mình, có được ngày hôm nay cha ông ta phải đổi bằng cả mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cả bằng máu xương của mình; với quan điểm “ôn cổ, tri tân” để chúng ta có đủ niềm tin nhìn về phía trước.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5727004934698-c6563894307b347aa3bf91a5ee3bc14b-20240813061516-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5727004921047-a7ab4952d86883ac2e470b569c9a806e-20240813061515-e.jpg

Di tích giếng Ông Bích đã được nhân dân chung tay trùng tu và tôn tạo tại thôn 3-4 cũ

Tế Độ được bao quanh bởi làng Bảy, Ngọc Đới, Lâm Cầu tạo ra một ốc đảo, cái làng mà người đời thường gọi với cái tên đầy mê hoặc “Quần ngư, tranh thực”, thế nhưng nơi ấy lại để lại trong tôi bao kỷ niệm khó phai mờ: Cái vị mặn hăng của nước cáy, hình ảnh con cá mầm, cá lành canh, cá diếc, cá mương chắc hẳn còn vẹn nguyên trong ký ức của mỗi người con Tế Độ; rồi những buổi kéo vó cá ao làng nhân kỷ niệm ngày tết độc lập đất nước 02/9, ngày tết nguyên đán, với mỗi khẩu vài lạng cá nho nhỏ xen lẫn với cái nóng đổ lửa tháng năm, cái se lạnh trong cái áo trấn thủ rách bươm mà người cha để lại; cái âm thanh xình xịch của cái máy dầu diesel tuôn nhã những lọn rơm rối bung nơi sân kho hợp tác xã, tiếng leng keng của người đổi kem mút lấy dép rách lông vịt có lẽ nó còn vương trong tâm trí của những người con Tế Độ ở thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ XX.

Những buổi mắt nhắm, mắt mở dẫn trâu, bò đi ăn sáng chuẩn bị cho đi cày đổi công giữa các làng trong xã, những buổi cùng mẹ đi mót lúa, đi lấy lúa chét, đi bắt rạm, bắt cáy, đi lấy giống lác tận làng Tròn; những trận bóng đá quả bóng được tết bằng lá chuối và dây chuối, ấy thế mà nó đã tạo nên một bầu trời của tuổi thơ đáng nhớ của những người con Tế Độ.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/10300765-397803663718991-3192139682049849916-n-20240813061604-e.jpg

Cổng Đền Tam Giang thờ Vua bà

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, cái ao nhà mà tôi muốn nói ở đây chính là những kỷ niệm về quê hương một thời, những buổi sinh hoạt đoàn không kèn không trống, những đám cưới mộc mạc chỉ nước chè xanh, miếng trầu ấy thế mà nên vợ, nên chồng; tiếng kẻng báo hiệu cho mọi người xuống hái lá khoai lang về ăn (mặc dù khoai nhà mình), tiếng cót két của hòn đá trục lúa ở sân nhà, tiếng ù ì của cối xay lúa, tiếng bì bụp của cối giã gạo từ nhà hàng xóm vọng sang, giờ ngồi đây hồi tưởng về nó mà xởn da gà, rồi những buổi trốn tìm dưới trăng, những buổi chải chiếu ở đường làng ngâm nga vài bài hát, không thuộc hết lời.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/427983283-2656173791216039-7245738397996972880-n-20240813061614-e.jpg
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/427957763-2656173781216040-7891985592758221181-n-20240813061613-e.jpg

Cổng Nghĩa trang của Thôn

Cái mảnh đất “được mùa Nông Cống sống mọi nơi”, khiến trong mỗi chúng ta không thể nào quên được những trận lũ quái ác của sông đào, sông bảy, sông miên Su đem lại; kể từ ngày có con sông Hoàng dẫn nước trực tiếp ra biển Đông cảnh ngập úng cứ thấp thỏm đe dọ dân làng Tế Độ mới không còn, đấy là tầm nhìn của những ngưỡi lãnh đạo và những nhà khoa học.

“Cánh nhau có một con sông, muốn sang với bạn mà không có đò”, giọng hò của đôi trai gái làng Tế Độ và làng Cầu thuở nào trong những đêm trăng bảng lãng, mơ hồ ven sông Su sao mà thôn giã, mộc mạc đến thế, nó trong trẻo như chính tâm hồn của những người con Tế Độ, đôn hậu, thanh thản sau những ngày cấy, cày, bứt lác, chẻ lác phơi lác…mệt nhoài, để rồi sau những đêm hò đối đáp đó họ được tiếp thêm năng lượng tích cực, trở thành sung lực cho một ngày làm việc mới.

Mấy mươi năm qua đồng đất, con người, văn hóa bộ mặt của quê hương Tế Độ đã đổi thay nhiều, đó là nhờ vào sự chung sức đồng lòng của con em các dòng họ Trịnh, Nguyễn, Lê…sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, ý thức vươn lên của con người Tế Độ dù đi làm ăn xa hay những người vẫn còn “bám đất, bám làng”.

Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5686744955313-6bd8a0e5206fdcae8d9119e30513ce4f-20240813062058-e.jpg
Nụ cười chú Gợi vui tươi trong lao động dưới cái nắng như nung
Media\2024_tttv.hdu.edu.vn\FolderFunc\202408\Images/z5614735456244-0fe16df02ec7a7ab3b46835fc635e40e-20240813062057-e.jpg

Anh em thợ quê hương đang chung sức xây dựng

Bảo tàng và Thư viện Nông Nghiệp thôn Tế Độ tại Nhà văn hóa dư dôi

Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, cuộc cách mạng công nghệ đã giải phóng sức lực con người, cơ chế thị trường đã len lỏi vào từng hơi thở của cuộc sống, cái cơm áo, gạo tiền, nhịp sống mới đôi khi làm ta lãng quên quá khứ; chính vì vậy nhắc về quá khứ để nó như một sợi dây vô hình kết nối với hiện tại và tương lai, và ta càng trở nên tự hào về mảnh đất sinh ta ra, nuôi ta khôn lớn. Để gìn giữ quá khứ thiêng liêng ấy những năm gần đây những con em Tế Độ bằng cả tấm lòng với cha anh, với đồng đất Tế Độ đã thành lập “Thư viện – Bảo tàng nông nghiệp Tế Độ”; thiết nghĩ đây chính là việc làm thiết thực, trách nhiệm, với tầm nhìn thời đại, bởi nơi ấy là nơi lưu giữ quá khứ, cố hương cho bao thế hệ con cháu chúng ta sau này./.

                                                                                                          Tác giả: Nguyễn Thanh Chản

Biên tập và giới thiệu 

Nguyễn Văn Tuấn 

 

 

 

Tin nổi bật

Nổi bật

TIN LIÊN QUAN