Đường thi tuyển dịch

07/06/2023

Từ xưa đến nay, chưa có một đất nước nào, một thời đại nào mà thơ ca “lên ngôi thiên tử” như  thế. Lực lượng sáng tác đã hùng hậu, mà giới thưởng ngoạn lại càng rộng khắp, bao gồm tất cả mọi giai tầng, mọi lĩnh vực: vua, quan, sĩ, thứ, tăng đồ, thương gia, kỹ nữ, nông dân… có thể nói: cả xã hội làm thơ, cả xã hội yêu thơ và đọc thơ! Nhiều giai thoại, bút ký, phản ánh tình hình ấy.  Bạch Cư Di từng đã tự đánh giá: “Từ Trường An đến Giang Lăng ba bốn nghìn dặm, phàm các trường làng, chùa Phật, quán trọ, thuyền đi, đâu đâu cũng thấy đề thơ tôi. Các sĩ thứ, tăng đồ, sương phụ, xử nữ cũng thường thường đọc. Dịch là một quá trình lao động khó khăn, nhất là đối với thơ, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, chẳng khác gì một dạng sáng tác đặc biệt trên nguyên mẫu có sẵn. Đọc nhiều bản dịch từ một bài thơ Đường, biết đâu chúng ta chợt phát hiện ra một cái gì đó trong ngôn ngữ, trong ý tưởng chưa ai nghĩ tới, làm phong phú thêm nội dung của nó, kéo dài thêm cuộc sống của nó. Nhà xuất bản Thuận Hoá cho ra đời bộ Đường thi trích tuyển của tác giả Lê Nguyên Lưu cũng vì lẽ đó.
Media/2024_tttv.hdu.edu.vn/FolderFunc/202306/Images/z4411006167663-aae19e7823a64461699d27e3001bd16b-20230607091516-e.jpg

Thơ đường là tất cả những tác phẩm sử dụng thanh vận, tiết tấu được viết ra trong khoảng ba trăm năm dưới triều đại nhà Đường ở  Trung Quốc (618-907). Sinh mệnh của nó không chỉ giới hạn chừng ấy thời gian! Nó ra đời, lớn lên và cuối cùng phần nào yếu đi, nhưng bất tử. Nhà Đường kết thúc, lùi vào dĩ vãng hơn nghìn năm rồi, còn thơ Đường thì vẫn sống, làm nên diện mạo đặc biệt của một giai đoạn văn học, khởi sắc một thời và toả hương mãi mãi.

 

Media/2024_tttv.hdu.edu.vn/FolderFunc/202306/Images/z4410900489353-1e5fa53acb45a4acdad7fffbe0662352-20230607091216-e.jpg
 

Từ xưa đến nay, chưa có một đất nước nào, một thời đại nào mà thơ ca “lên ngôi thiên tử” như  thế. Lực lượng sáng tác đã hùng hậu, mà giới thưởng ngoạn lại càng rộng khắp, bao gồm tất cả mọi giai tầng, mọi lĩnh vực: vua, quan, sĩ, thứ, tăng đồ, thương gia, kỹ nữ, nông dân… có thể nói: cả xã hội làm thơ, cả xã hội yêu thơ và đọc thơ! Nhiều giai thoại, bút ký, phản ánh tình hình ấy.  Bạch Cư Di từng đã tự đánh giá: “Từ Trường An đến Giang Lăng ba bốn nghìn dặm, phàm các trường làng, chùa Phật, quán trọ, thuyền đi, đâu đâu cũng thấy đề thơ tôi. Các sĩ thứ, tăng đồ, sương phụ, xử nữ cũng thường thường đọc.

Dịch là một quá trình lao động khó khăn, nhất là đối với thơ, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, chẳng khác gì một dạng sáng tác đặc biệt trên nguyên mẫu có sẵn. Đọc nhiều bản dịch từ một bài thơ Đường, biết đâu chúng ta chợt phát hiện ra một cái gì đó trong ngôn ngữ, trong ý tưởng chưa ai nghĩ tới, làm phong phú thêm nội dung của nó, kéo dài thêm cuộc sống của nó. Nhà xuất bản Thuận Hoá cho ra đời bộ Đường thi trích tuyển của tác giả Lê Nguyên Lưu cũng vì lẽ đó.

Sách gồm ba phần. Phần tiểu luận cung cấp một cái nhìn khái quát về toàn bộ tình hình lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, học thuật…triều đại nhà Đường, giúp cho việc cảm thụ thơ ca dễ dàng hơn. Phần chính là Tuyển dịch hơn một nghìn bài thơ của gần 180 tác giả, thống nhất tuân thủ nguyên thể để bạn đọc tiếp xúc với không khí nghệ thuật vốn có, nếu chưa hay thì cũng không đến nỗi xa rời hay ngược lại nguyên tác. Phần cuối là Phụ lục gồm nhiều mảng, mỗi mảng chứa một vấn đề cần tra cứu, như  niên biểu lịch sử, giai thoại thờ Đường, tiểu truyện tác giả và từ điển điển tích.

Đường thi tuyển dịch gồm hai tập, hiện đang được xếp giá tại kho sách tầng hai Thư viện Đại học Hồng Đức. Ban biên tập Website Thư viện xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể bạn đọc gần xa./.

                                                                                                                                Nguyễn Văn Tuấn

Tin nổi bật

Nổi bật

TIN LIÊN QUAN