Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam

16/01/2024

Trong cuốn sách này, Andrea Pham đã sử dụng những phân tích ngôn ngữ học và chứng cứ lịch sử của Việt Nam để đưa ra lời giải đáp xác đáng cho giả thuyết về nguồn gốc của tiếng Quảng Nam, làm thông suốt, gỡ rối những đặc trưng khó hiểu trong giọng nói này. Giọng Quảng Nam nổi bật so với các giọng nói chung quanh trong nhiều phương diện, nhưng lại có chung nhiều nét với một số thổ ngữ Bắc Trung Bộ ở xa xôi như tận ngoài Hà Tĩnh.

Media/2024_tttv.hdu.edu.vn/FolderFunc/202401/Images/z5063206654804-adf3e5650842213f697e805f52e3d3ac-20240116050605-e.jpg

Ứng dụng một cách thành thạo kỹ năng phân tích âm vị học với dữ liệu điền dã thu được, tác giả đã đưa ra một trường hợp khả tín cho luận điểm của mình, rằng các đặc điểm này của giọng Quảng Nam phát sinh từ các di dân phía bắc, vào vùng Quảng Nam từ thế kỷ thứ 15.

Cuốn sách sẽ thu hút sự quan tâm từ các nhà ngôn ngữ học, các chuyên gia về nhân học văn hoá học, và bất cứ ai muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. - Giáo sư Michael Kenstowicz, Khoa Ngôn ngữ và Triết học, Đại học MIT, Hoa Kỳ

Sách Nguồn Gốc Và Sự Hình Thành Giọng Quảng Nam. Tác giả Andrea Hoa Pham

Cuốn sách gồm 8 chương, cụ thể:

Chương 1: Giọng Quảng Nam trong bức tranh chung phương ngữ Việt

Chương 2: Ngữ âm, âm vị giọng Quảng Nam - Giọng nói “một mình một chợ”

Chương 3: Di dân Thanh - Nghệ - Tĩnh và Quảng Nam: Sự khai sinh của một phương ngữ

Chương 4: Đức An, Hà Tĩnh - Một cái duyên tình cờ

Chương 5: “Tìm em như thể tìm chim” - Thổ ngữ làng Thạc, xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Chương 6: Các giải thích khác về sự hình thành giọng Quảng Nam

Chương 7: Tìm dấu vết giọng Quảng Nam qua văn bản quốc ngữ thế kỷ thứ 17

Chương 8: Con người là nguồn nước, là khí trời của nhau

Ban biên tập website Trung tâm Thông tin – Thư viện xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể bạn đọc./.

Nguyễn Văn Tuấn

Tin nổi bật

Nổi bật

TIN LIÊN QUAN