25/11/2024
25/11/2024
Nhức nhối trong bức tranh toàn cầu là vấn nạn ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của tất cả chúng ta. Nhằm nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của chúng ta đối với việc bảo vệ môi trường và lan tỏa hành động bảo vệ môi trường, sáng 23/11/2024, tại sảnh toà nhà Thư viện, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức khai mạc triển lãm ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng chống rác thải nhựa năm 2024.
HẬU QUẢ CỦA RÁC THẢI NHỰA ĐỐI VỚI SINH VẬT BIỂN
Theo thông tin tổng hợp từ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thì có khoảng 267 loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải các mảnh vi nhựa trên biển. Rác thải nhựa sau khi vào cơ thể sinh vật có thể gây tổn hại thành ruột hoặc gây tắc nghẽn, dẫn tới giảm khả năng hấp thụ của sinh vật, thậm chí làm chúng không qua khỏi. Những tác hại nguy hiểm của rác thải nhựa đối với sinh vật biển đó là:
- Tác động đến hệ thống nội tiết và điều tiết hormone trong cơ thể sinh vật.
- Gây bệnh cho sinh vật qua đường ăn uống.
- Ảnh hưởng đến sự tồn tại của sinh vật biển: Đối với những sinh vật biển khi vướng vào lưới đánh cá bị bỏ đi hoặc các loại rác thải nhựa khác, chúng sẽ không thể thoát ra được nên sẽ yếu dần và ra đi.
- Rác thải nhựa sẽ làm nhiều loài sinh vật biển không qua khỏi, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc làm phá hủy, suy giảm đa dạng sinh học. Theo các báo cáo: Plastic Debris in the World's Oceans; Mediterranean Plastic của Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) có khoảng 300 con rùa biển được tìm thấy đã chết do vướng vào ngư cụ ngoài khơi bờ biển Oaxaca (Mexico), một con cá voi đang mang thai đã được tìm thấy vướng vào thiết bị đánh cá ngoài khơi bờ biển Orkney (Scotland). Thiết bị câu cá bị kẹt trong hàm cá, và các nhà khoa học cho biết lưới sẽ làm cho cá voi suy yếu vì khó ăn và di chuyển. Ngư cụ bị bỏ rơi đặc biệt nguy hiểm. Lưới và dây thừng có thể là mối đe dọa đối với động vật hoang dã trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, bao gồm mọi loài sinh vật biển, từ cá nhỏ và động vật giáp xác, đến rùa, chim biển và cả cá voi...
MỘT SỐ TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC TRONG PHÒNG, CHỐNG Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN THIÊN TẠI VIỆT NAM
(WWF-VIỆT NAM)
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) là một trong những tổ
chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động tại Việt Nam. Từ năm 1985, WWF-Việt
Nam đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược bảo tồn quốc gia và hợp tác chặt chẽ với
chính phủ và các đối tác nhằm giải quyết những thách thức môi trường tại Việt Nam.
WWF-Việt Nam hiện đang tập trung vào hai lĩnh vực hoạt động nhằm bảo vệ hệ sinh
thái biển và ven bờ, các loài nguy cấp và sức khỏe của con người thông qua:
Gia tăng số lượng nghề cá tham gia vào quá trình chuyển đổi hoặc cải tiến hoạt động
để đạt được các mục tiêu đánh bắt bền vững, đặc biệt các nghề có hoạt động đánh bắt
liên quan tới những hệ sinh thái biển quan trọng và có khả năng đánh bắt không chủ
dịch;
- Ngăn chặn ô nhiễm đại dương, đặc biệt là ô nhiễm biển do rác thải nhựa.
Để giảm thiểu lượng rác nhựa thải ra đại dương, WWF-Việt Nam đã và đang triển
khai Mô hình Đô thị giảm Nhựa nhằm vận động các đối tác liên ngành với các mục tiêu:
- Các thành phố cam kết loại bỏ rác thải nhựa, ban hành và thực thi các chính sách mới để hạn chế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần;
- Doanh nghiệp cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa trong bộ máy vận hành, thiết lập ra
và duy trì một nền tảng chia sẻ kinh nghiệm hiệu quả giữa các doanh nghiệp;
- Trường học triển khai các chương trình giảng dạy thay đổi hành vi cho học sinh;
- Cộng đồng địa phương áp dụng các hệ thống thu gom và phân loại rác.
GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA
Rác thải nhựa đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và đến chính cuộc sống của con người và động vật. Hơn bao giờ hết, con người cần nhìn nhận rõ hơn những tác hại này và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa và túi ni-lông. Trước hết, chúng ta có thể bắt đầu từ việc giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm nhựa và túi ni-lông khó phân hủy, nhất là các sản phẩm nhựa dùng một lần và thay vào đó, tập thói quen dùng các loại túi khác thân thiện với môi trường như: Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi ni-lông tự phân hủy, túi dệt từ sợi ni-lông sử dụng nhiều lần...
- Tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm. Việc này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm nhựa, hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường.
- Tái chế những chai nhựa sau khi sử dụng thành các đồ dùng khác như làm
đồ trang trí, làm ống cắm bút, chậu hoa...
- Phân loại rác giúp cho quá trình phân loại, xử lý rác thải nhựa tại các cơ sở xử lý rác thải trở nên dễ dàng hơn.
GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG THAY THẾ NHỰA MỘT LẦN
Nếu bạn biết lượng rác nhựa mà chúng ta thải ra đang ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người như thế nào, có thể bạn sẽ suy nghĩ lại mỗi khi bạn vứt hoặc thay đổi bất kỳ thứ gì. Tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, và những chất thải nhựa không có tác dụng gì ngoài việc phá hủy tài nguyên nước, đất và sinh vật sống. Bây giờ, chúng ta có thể góp phần bảo vệ môi trường và hạn chế rác thải bằng cách thay thế hoặc tái sử dụng các vật dụng hàng ngày thay vì chỉ sử dụng chúng một lần. Có rất nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần vì vậy nếu bạn mới làm quen với hành trình “sống xanh bền vững” này.
Ban Biên Tập