Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc

5/11/2023 2:27:43 PM
Đã có nhiều nhà nghiên cứu lí giải về điều này. Đó là, Người cầm bút chủ yếu là do hoàn cảnh thôi thúc, do nhiệm vụ cách mạng yêu cầu. Nghĩa là, trên con đường hoạt động cách mạng, Người nhận thấy văn chương thực sự là một vũ khí lợi hại, sắc bén phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, Người đã nắm lấy nó, mài sắc nó bằng nhiệt tình cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ ngoài dự định của mình.
Media/2024_tttv.hdu.edu.vn/FolderFunc/202305/Images/z4296394836972-a772171107e25c02a7be2e6a1e3433b2-20230511022458-e.jpg
 

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà thơ, nhà văn mà chỉ là người bạn của văn nghệ. Trong bài thơ Khai quyển mở đầu cuốn Nhật ký trong tù Người bộc lộ: “Lão phu nguyên ái bất ngâm thi”, nghĩa là: “Già này vốn không thích ngâm thơ”, nhà thơ Nam Trân dịch là: “Ngâm thơ ta vốn không ham”. Nhưng điều đó không có nghĩa là Người không yêu văn học, nghệ thuật, mà bởi vì, Người từng trả lời một số nhà báo nước ngoài năm 1946 sau khi cuộc Tổng tuyển cử thành công tốt đẹp: “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Bởi vậy, Người đã dồn tất cả trí tuệ, tâm huyết, sức lực cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân, trở thành nhà chính trị, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc.

Cái bút danh Nguyễn Ái Quốc mà người lấy những năm 20 của thế kỷ XX khi hoạt động cách mạng tại Pháp đã bộc lộ rõ ý chí, khát vọng của “người thanh niên yêu nước”, mong muốn cứu nước, cứu dân. Nhưng, trên thực tế, Người lại để lại cho dân tộc và nhân loại một di sản văn học vô cùng to lớn, trở thành nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc và thế giới. Điều gì xui khiến người tìm đến với văn chương nghệ thuật? Đã có nhiều nhà nghiên cứu lí giải về điều này. Đó là, Người cầm bút chủ yếu là do hoàn cảnh thôi thúc, do nhiệm vụ cách mạng yêu cầu. Nghĩa là, trên con đường hoạt động cách mạng, Người nhận thấy văn chương thực sự là một vũ khí lợi hại, sắc bén phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, Người đã nắm lấy nó, mài sắc nó bằng nhiệt tình cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ ngoài dự định của mình.

Nghiên cứu di sản văn học Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy, phần lớn sáng tác của Người được làm để phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc. Chúng ta liên tưởng tới con đường đến với văn chương, nghệ thuật của Lỗ Tấn - nhà cách mạng vĩ đại của Trung Quốc đầu thế kỷ XX: Bắt đầu con đường lập thân bằng dự định học nghề hàng hải, khai mỏ những mong làm giàu cho đất nước; rồi chuyển theo nghề y với khát vọng chữa bệnh cho người nghèo ốm không có thuốc như cha ông; rồi nhận thấy, chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân, thức tỉnh quốc dân đang “ngủ mê trong nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Cũng như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã đến với văn chương trên con đường hoạt động cách mạng, dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để tuyên truyền, đấu tranh cách mạng, đánh thức đồng bào, hiệu triệu  sông.

Một  cho con đường đến với văn thơ của Hồ Chí Minh là  do môi trường thiên nhiên gợi cảm trên cơ sở một tài năng nghệ thuật đích thực, một tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật, con người và cuộc đời. Ta nhận thấy, những bài thơ nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh hầu hết được sáng tác trong những giây phút dạt dào cảm hứng của một nhà thơ đích thực, như Vọng nguyệt, Đi thuyền trên sông Đáy, Nguyên tiêu, Cảnh khuya... Vả lại, nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo, nếu không có một tài năng thơ Hồ Chí Minh gần gũi xiết bao đối với những gì thân thuộc nhất của cuộc đời và con người./.

                                                                                                                  Nguyễn Văn Tuấn

 

Tin liên quan